"Ta rong chơi những ngày mưa phùn
Mưa của trăm năm đất trời về đây không đủ
Tắm một cuộc chơi!"
Đó là những câu thơ trong bài Hạt bụi rong chơi trích từ tập thơ đầu tay Và quá khứ thấy ta của tác giả trẻ đất An Giang bút danh Vĩnh Thông. Vĩnh Thông tâm sự rằng, Thông cũng chỉ là một hạt bụi rong chơi trong làng văn đồng bằng…
Vĩnh Thông từng có bài sưu khảo và
tác phẩm văn học: thơ, truyện ngắn, bút ký… đăng trên
các
tạp
chí,
báo
trong nước từ năm
2010. Giọng
văn
già
dặn,
có
chiều
sâu
cùng
tri thức
nền
khá
rộng
khiến
nhiều
độc giả không ngờ
rằng
Vĩnh
Thông
chỉ
là
cậu
học
trò
lớp
9. Lúc đầu chỉ là sự đam mê, trải nghiệm với văn chương nhưng rồi tên tuổi của
Vĩnh Thông ngày càng được giới văn chương đồng bằng chú ý. Cậu học trò hiện là
học sinh lớp 12 của trường THPT Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đến nay
đã có trên hàng trăm tác phẩm đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín như: Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ… và một
số
tờ
báo
địa phương. Vĩnh Thông
đã có 7 tập thơ
in chung và tháng 10/2012,
Vĩnh
Thông
ra mắt
tuyển
tập
thơ
Và
quá
khứ
thấy
ta, tạo
được hiệu ứng tốt
trong giới văn chương đồng bằng sông Cửu Long.
Vĩnh Thông là con trai duy nhất
trong một gia đình tiểu thương ở cù lao Bình Thủy, huyện Châu Phú, bên cạnh mái
đình Bình Thủy trăm năm. Vĩnh Thông bộc lộ khả năng văn chương ngay từ nhỏ. Cha
mẹ Vĩnh Thông kể rằng, từ nhỏ Vĩnh Thông đã mê đọc sách, tìm hiểu tên địa danh,
lịch sử ở địa phương. Đến năm cuối lớp 8, cả nhà ai cũng vui vì Vĩnh Thông có
bài đăng trên báo. Mảng đề tài mà Vĩnh Thông thường khai thác trong các tác
phẩm của mình là cù lao bốn mùa cây trái với mái đình Bình Thủy đã đi vào lịch
sử, là vẻ đẹp của quê hương An Giang - mà em xem đó như là trách nhiệm của
người cầm viết với quê hương, xứ sở. Đặc biệt, những bài nghiên cứu của em về
các địa danh nổi tiếng ở An Giang như tại sao gọi là Thất Sơn, Bình Thủy, Năng
Gù… đã cung cấp cho người đọc những thông
tin thú
vị.
Với
các
sáng
tác
văn
học,
nổi
bật
trong các
tác
phẩm
của
Vĩnh
Thông
là
những
người nông dân lam
lũ,
chất
phác như một người đàn ông móc đất bên đường hay một thương hồ bỏ nghề day dứt
với nỗi thương sông nhớ chợ:
"Mộng thương hồ thì cứ đầy trăng
Mà nỗi nhớ chưa một lần nguôi được
Chiếc xuồng nhỏ vẫn xuôi về phía trước
Như cuộc đời vỗ ngọn sóng phù du"
(Máu
thương hồ)
Có tiền từ nhuận bút, Vĩnh Thông lên
Internet tìm mua những quyển sách viết về văn hóa Nam Bộ, sưu khảo về vùng đất đồng
bằng sông Cửu Long. Trò chuyện với Vĩnh Thông, nhiều người có chung nhận định
em "già trước tuổi" dù gương mặt rất thư sinh. Người đọc dễ dàng cảm
nhận nơi Vĩnh Thông - một người luôn thủy chung, gắn bó với làng xóm quê hương,
trăn trở trước những mất mát, đổi thay của các giá trị văn hóa truyền thống -
dù tác giả ấy chỉ mới 17 tuổi đời, 3 năm tuổi nghề.
Con đường văn chương của Vĩnh Thông
còn rất dài. Tin rằng, với đức tính cầu tiến và ham học hỏi, Vĩnh Thông sẽ mang
đến màu sắc mới cho văn chương đồng bằng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét