Tết Nguyên đán là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam và một số quốc gia khác ở khu vực Á Đông, mang tính thiêng và ăn sâu vào tâm thức cộng đồng qua hàng ngàn năm. Hiện nay một số người Việt Nam đề nghị chuyển đón Tết theo Âm lịch sang Dương lịch để hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, điều đó có thực sự là hội nhập, hay chính chúng ta đang đi ngược với thế giới?
Văn
hóa là sự đa dạng và khác biệt
Nhiều
người nghĩ, đón Tết Âm lịch trong khi thế giới đón Tết Dương lịch là đi ngược với
thế giới. Nhưng bài viết nầy chúng tôi lại cho rằng bỏ Tết cổ truyền mới thực sự
là đi ngược với thế giới, vì sao? Vì những người cổ xúy bỏ Tết đang ở góc nhìn
kinh tế để phân tích vấn đề, mà quên rằng Tết là một sản phẩm văn hóa. Hãy thử
phân tích nó dưới góc nhìn văn hóa!
Theo
một cách hiểu về văn hóa khá phổ biến hiện nay của Cựu Tổng Giám đốc UNESCO là
Federico Mayor: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với
dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong
tục tập quán, lối sống và lao động.” [1] Về mặt khoa học, dĩ nhiên còn nhiều định
nghĩa khác về văn hóa, song quan điểm về sự đa
dạng và khác biệt cơ bản được thừa
nhận trên toàn thế giới. Từ Liên Hiệp Quốc, UNESCO, đến các quốc gia, các tổ chức
phi chánh phủ… đều lấy quan điểm nầy làm cơ sở cho các vấn đề văn hóa.
Do
đó, khi một số người Việt Nam đề xuất bỏ Tết cổ truyền để đón Tết theo phương
Tây, đồng nghĩa họ muốn xóa bỏ điều mà thế giới theo đuổi: sự khác biệt và đa dạng.
Họ đang đi ngược với thế giới!
Không thể đánh đồng rằng bỏ Tết thì đất
nước sẽ phát triển. Trung Quốc và Hàn Quốc đón Tết Âm lịch mà đất nước vẫn phát
triển. Singapore và Malaysia mỗi năm có bốn lần mừng năm mới, do có nhiều tộc
người với văn hóa khác nhau, họ vẫn phát triển. Cambodia,
Lào, Thái Lan, Myanmar đón năm mới theo Phật lịch vào tháng 4, họ vẫn hài lòng.
Và đông đảo hơn cả là các quốc gia Islam (Hồi giáo) đón năm mới theo Hồi lịch,
họ đầy tự hào…
Không
thể so sánh với Nhật Bản
Nhiều
người xem việc Nhật Bản bỏ Tết Âm lịch là “tấm gương” cho Việt Nam, chúng tôi
chỉ xin lưu ý một số chi tiết về thời đại. Thời Minh Trị, Nhật Bản quyết tâm bỏ
văn hóa truyền thống để học theo văn minh phương Tây, với quan điểm thoát Á luận, cho rằng Á Đông lạc hậu còn
phương Tây hiện đại. Cùng thời điểm đó, cuối thế kỷ XIX cũng là giai đoạn thịnh
hành quan điểm vị châu Âu trong giới
khoa học phương Tây. Nhiều nhà nghiên cứu cổ xúy rằng văn minh châu Âu là trung
tâm và chuẩn mực để mọi dân tộc phấn đấu phát triển theo.
Quan
điểm nầy sớm bị phê phán và phê phán đến tận ngày nay. Không chỉ người châu Á,
châu Phi, Mỹ Latinh, mà ngay cả người châu Âu cũng phê phán. Nhưng không phải
nó không để lại ảnh hưởng. Ảnh hưởng đầu tiên là các đế quốc thực dân lợi dụng
quan điểm nầy để đi “khai hóa” các dân tộc “man dã”. Một ảnh hưởng khác là khiến
các quốc gia kém phát triển cảm thấy tự ti về văn hóa của mình. Nhật Bản là một
trường hợp như thế.
Người
Nhật với mặc cảm về một đất nước nghèo nàn và lạc hậu ở thế kỷ XIX, đã không
tránh khỏi việc đề cao cái nhìn vị châu
Âu. Theo nghiên cứu của Đào Trinh Nhất, người Nhật bấy giờ say mê phương
Tây đến độ không sót cái hay nào của Tây phương mà Nhật không bắt chước. [2] Khi áp dụng mô hình phương Tây một cách quá máy móc, chính họ đã phủ nhận sự
khác biệt và đa dạng của văn hóa.
Trả lời phỏng vấn trên báo Lao động của Việt Nam năm 2014, Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki cho biết: “Theo Dương lịch, ngày 1/1 hằng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng trên thực tế, thời tiết tại Nhật vô cùng lạnh giá trong tháng 1. Vì vậy, rất khó cho mọi người cảm nhận một mùa xuân mới đang về. Còn nếu theo âm lịch cổ truyền, mùa xuân sẽ đúng hẹn hơn, vì ngày đầu của mùa xuân thường rơi vào tháng 2. Khi đó, hoa mận đã nở khắp nơi và khoảng 1 tháng sau (tháng 3 Dương lịch), sắc xuân sẽ tràn ngập tại Nhật Bản với hoa anh đào nở.” [3]
Có
nên giẫm lên vết xe đổ?
Như
đã trình bày ở phần đầu, quan điểm về văn hóa của thế giới hiện nay là tôn trọng
sự đa dạng và khác biệt. Theo đó, các nền văn hóa được xem là bình đẳng với
nhau, không có văn hóa nào có thể làm “mô hình chuẩn” để định hướng cho các
truyền thống khác. Vậy mà một số người Việt Nam sống trong thế kỷ XXI nhưng bỏ
qua quan điểm hiện đại mà các nước khác trên thế giới đang thừa nhận, để quay về
thế kỷ XIX và giẫm lên vết xe đổ vị châu
Âu mà nhân loại đã lên án suốt một thế kỷ rưỡi. Họ đang hội nhập hay đang
đi ngược với thế giới?
Dĩ
nhiên, văn hóa không bất biến mà thay đổi phù hợp với thời đại, môi trường, con
người… Song, mọi thay đổi đều có quy luật. Một thực hành văn hóa sẽ mất đi khi
không còn đủ giá trị để đáp ứng nhu cầu của chủ thể văn hóa. Không thể bắt văn
hóa phục tùng kinh tế, như thế là đang sa vào quyết định luận kinh tế. Mahathir Mohamad - Cựu Thủ tướng Malaysia
từng nhận định: “Ý kiến cho rằng một nước cần phương Tây hóa để công nghiệp hóa
là lố bịch. Sự hiện đại hóa của châu Á xảy ra như một giai đoạn tất yếu trong lịch
sử của chúng ta, chứ không phải vì chúng ta bị Âu hóa hay Tây hóa.” [4]
Chúng ta nói đến toàn cầu hóa, nhưng điều trước tiên thể hiện sự hội nhập toàn cầu là tôn trọng các nguyên tắc mang tính quốc tế. Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc và UNESCO, phải thể hiện nghiêm túc vai trò thành viên, tuân thủ các nguyên tắc được cộng đồng thế giới tán đồng, không thể tùy tiện theo ý kiến của một số ít cá nhân. Hội nhập quốc tế là hội nhập toàn diện, không phải chỉ hội nhập kinh tế. Trong các mục tiêu của Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1988 - 1997), Liên Hiệp Quốc đã khẳng định: “Không phát triển kinh tế đơn thuần, một chiều, bất chấp tất cả, và càng không hy sinh văn hóa để đổi lấy phát triển kinh tế.” [5]
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét