* PHIÊN
ÂM HÁN VIỆT:
奉特賜名永濟山碑記
Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế sơn bi ký
坤靈秀氣凝結而潙山 人因而名之 其來尚矣
Khôn linh tú khí, ngưng kết (1) nhi vi sơn, nhơn nhân nhi
danh chi, kỳ lai thượng hĩ.
或以勝槩 或以佳蹐 或以象 類或以邑 里 亦以昔人
Hoặc dĩ thắng khái, hoặc dĩ giai tích, hoặc dĩ tượng loại,
hoặc dĩ ấp lý, diệc dĩ tích nhơn
所登臨遊玩而名之 亦以高士所棲遲 (2) 隱逸而名之
sở đăng lâm du ngoạn nhi danh chi, diệc dĩ cao sĩ sở
thê trì ẩn dật nhi danh chi,
大抵俗傳韻語習 (3) 而稱呼耳
đại để tục truyền vận ngữ tập nhi xưng hô nhĩ.
其獲登瑤版 經睿鑒造嘉名 以旌殊 貺者鮮矣
Kỳ hoạch đăng dao bản, kinh duệ giám, tạo gia danh, dĩ
tinh (4) thù, huống giả tiên hĩ.
而況遠界番陬 深居荒服者乎
Nhi huống viễn giới Phiên tưu (5), thâm cư hoang phục
dã hồ ?
朱篤地界古蠻畨區也 皇朝開拓南服 其地方
Châu Đốc địa giới cổ man Phiên khu dã. Hoàng triều
khai thác nam phục, kỳ địa phương
入版圖
嚴 (6) 設屯營以控番國 屯之後有山曰杉
nhập bản đồ, Nghiêm thiết đồn doanh dĩ khống Phiên
quốc. Đồn chi hậu hữu sơn viết Sam
山俗名也
Sơn tục danh dã.
林薮荒邈 蕕潙土人 客 獠之居 雖有奇景佳跡
Lâm tẩu hoang mạc, du vi thổ nhân, khách, Lão (7) chi
cư. Tuy hữu kỳ cảnh giai tích,
亦一幽巖亂石之堆阜爾 意者造物有待而後使之
diệc nhất u nham (8) loạn thạch chi đôi phụ nhĩ. Ý giả
tạo vật hữu đãi, nhi hậu sử chi
呈奇獻異歟
trình kỳ hiến dị dư ?
欽奉聖上經理封疆 嚴設屯守 臣瑞玉
Khâm phụng Thánh Thượng kinh lý phong cương, nghiêm
thiết đồn thủ, thần Thoại Ngọc
矦本領保護 (9) 藩邦 兼按守朱篤屯 經奉玉諭
Hầu bổn lãnh bảo hộ Phiên bang, kiêm án thủ Châu Đốc
đồn, kinh phụng ngọc dụ.
文軌混同 關城晏閉 欲使莽蒼皆成閭閻 氓隷悉
Văn quĩ hỗn đồng, quan thành yến bế, dục sử mãng
thương giai thành lư diêm, manh lệ tất
潙編户桑蔴翳野煙火相望與寓縣並躋富殷之盛
vi biên hộ, tang ma ế dã, yên hỏa tương vọng, dữ ngụ
huyện tịnh tê phú ân chi thạnh.
臣受命衹勤 鳩民以立邑 乃相本地 (10) 壹路橫達
Thần thọ mạng kỳ cần, cưu dân dĩ lập ấp ; nãi tương
bổn địa thế , nhất lộ hoành đạt
雙雙長江壹路上至滀榮 壹路上至爐嶇 (11) 隨便
song song trường giang, nhất lộ thượng chí SốcVinh,
nhất lộ thượng chí Lò Gò tùy tiện
歸潙村落 開墾田園 雖未足以副萬分之 (12) 壹 而 qui vi thôn lạc,khai khẩn điền viên. Tuy vị
túc dĩ phó vạn phần chi nhất, nhi
以今視昔則殊異矣
dĩ kim thị tích tắc thù dị hĩ.
艾蓬翦棘之後 白分石腳 綠孑竹捎 此山遂出色
Ngải bồng tiễn cức chi hậu, bạch phân thạch cước, lục
kiết trúc sao, thử sơn toại xuất sắc,
焉 (13)
盤然特峙 闞清流而枕 (14) 峻岸 林圃遶其麓 嵐
yên bàn nhiên đặc trĩ. Hám thanh lưu nhi chẩm tuấn
ngạn, lâm phố nhiễu kỳ lộc, lam
卷炊煙
寺庙倚其嶺 (15) 香飄雲盎 庶幾中州風景矣
quyển xuy yên, tự miếu ỷ kỳ lãnh, hương phiêu vân áng,
thứ cơ trung châu phong cảnh hĩ.
奉畫圖馳進 仰蒙睿照 以昔年臣奉董役 (16) 浚東
Phụng họa đồ trì tiến, ngưỡng mông duệ chiếu ; dĩ tích
niên thần phụng đổng dịch tuấn Đông
川港道
既以臣爵名表港 傍之拉山曰瑞山 至是
Xuyên cảng đạo, ký dĩ thần tước danh biểu cảng bàng
chi Sập Sơn viết Thoại sơn. Chí thị
又軫及臣心 能乘關雎之化 以齊其家 而臣妻朱氏
hựu chẩn cập thần tâm, năng thừa quan thư chi hóa, dĩ tề
kỳ gia, nhi thần thê ChâuThị
名濟能化周南之德以內勗其夫
靡盬之忱有少助
danh Tế năng hóa Châu Nam chi đức dĩ nội trợ (17) kỳ
phu, mi cổ chi thầm hữu thiểu trợ
焉
遂以人名賜山名 潙永濟山
yên. Toại dĩ nhân danh tứ sơn danh, vi Vĩnh Tế sơn.
人以山標名而釵髻增光 皇澤之膏沐也 山以人得
Nhân dĩ sơn phiêu danh nhi thoa kế tăng quang, Hoàng
trạch chi cao mộc dã ; sơn dĩ nhân đắc
號而草花生色 皇霑之滋潤也
hiệu nhi thảo hoa sinh sắc, hoàng triêm chi tư nhuận
dã.
臣眼腦眺舒 心官默識 眞山遭逢之嘉會 而老
Thần nhãn não thiếu (18) thư, tâm quan mặc chí. Chân sơn
vận tao phùng chi gia hội, nhi lão
臣際遇之其緣 不然何以膺此寵靈也
thần tế ngộ chi kỳ duyên. Bất nhiên, hà dĩ ưng thử
sủng linh dã ?
迨女果完 因解弢具 (19) 能 (20) 以四大之遺 得就此山
Đãi nữ quả hoàn, nhân giải thao cụ, năng dĩ tứ đại chi
di, đắc tựu thử sơn
以阡焉
dĩ thiên yên.
地名其姓 山名其人 寄而表焉 歸而藏焉 頓覺三
Địa danh kỳ tánh, sơn danh kỳ nhân, ký nhi biểu yên,
qui nhi tàng yên, đốn giác tam
生之夙契 寔賴鴻造之有 成豈尋常之 (21) 榮異者哉
sanh chi túc khế, thiệt lại hồng tạo chi hữu thành,
khởi tầm thường chi vinh dị giả tai !
至乃晨光散霚夕照飛霞 木笨簿以垂清草芊 (22) 芪
Chí nãi thần quang tán vụ, tịch chiếu phi hà, mộc bổn
bộ dĩ thùy thanh, thảo thiên kì (23)
而鋪翠
塵清驛路 凭磴遙瞻 静練江流 停
nhi phô thúy, trần thanh dịch lộ, bằng đặng (24) diêu
chiêm, luyện tịnh giang lưu, đình
橈閒玩
指點相謂曰此特 攽賜名永濟山也.
nhiêu nhàn ngoạn, chỉ điểm tương vị viết : “Thử đặc
ban tứ danh Vĩnh tế Sơn dã”.
然則山以人傳歟 人以山傳歟 曰是皇家高厚之
Nhiên tắc sơn dĩ nhân truyền dư ? Nhân dĩ sơn truyền
dư ? Viết thị Hoàng gia cao hậu chi
恩
悠久無疆也 臣謹記
ân, du cửu vô cương dã. Thần cẩn ký.
賜命九年 歲在戊子 著雍困敦 秋分 (25) 之候
Tứ mệnh cửu niên, tuế tại Mậu Tý, Trứ Ung Khốn (26)
Đôn, thu phân chi hậu.
欽差統制按守朱篤屯 領保護高綿國印 兼管
Khâm Sai Thống Chế Án Thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo Hộ
Cao Miên Quốc Ấn, kiêm quản
河僊鎭邊務 加貳級紀綠四次 瑞玉候制
Hà Tiên trấn biên vụ, gia nhị cấp kỷ lục tứ thứ, Thoại
Ngọc Hầu chế.
右舊黎朝中試 三河武氏承僎
Hữu cựu Lê triều trúng thí, Tam Hà Võ Thị thừa soạn,
右舊黎朝員子蘇江阮鐘甫鐘侖承寫
Hữu cựu Lê triều viên tử Tô Giang Nguyễn Chung Phủ
thừa tả (27)
……… 雲雨承言 (28)
……… Vân Vũ thừa ngôn.
(Phía
trên chữ Vân Vũ còn vài chữ đã mờ không còn đọc được nữa).
* DỊCH
NGHĨA:
Bài ghi chép về núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên.
Đất linh khí tốt, ngưng kết lại thành núi. Con người
nhân đó mà đặt tên, đến nay đã lâu đời.
Phải chăng vì phong cảnh đẹp, vì dấu tích hay, hoặc là hình tượng giống nhau,
hoặc là cùng xóm ấp. Cũng có thể do người xưa đến đây du ngoạn hay là do những
bậc cao sĩ đến đây ẩn dật mà đặt tên, để rồi dựa vào đó mà người đời gọi tên
như vậy.
May được dâng lên bản ngọc, Vua xem qua ban cho tên
tốt này để lưu danh, thật là chuyện hiếm có.
Nhưng ở nơi xa xôi hẻo lánh này còn hoang vu, không
người khai phá. Vùng đất Châu Đốc ngày xưa thuộc quyền của nước Phiên (29).
Triều đình chúng ta lúc mở mang bờ cõi về phía Nam mới cho nhập vào bản đồ,
thành lập đồn doanh để khống chế nước Phiên, phía sau đồn là núi mà lời tục
quen gọi là núi Sam.
Rừng cây đầm lầy hoang vắng, chỉ có người Cao Miên,
người Hoa và người Chăm sinh sống. Tuy có cảnh đẹp tích hay, nhưng cũng chỉ là
núi vắng, đá loạn, gò nông mà thôi. Chừng như là những vật được tạo ra sống ở
đây, sau này được sử sách ghi lại như là một chuyện lạ chăng ?
Vâng lệnh nhà vua đi xem xét cõi bờ, lập đồn trấn giữ, thần là Thoại Ngọc Hầu
giữ chức Bảo hộ Cao Miên, kiêm trấn giữ đồn Châu Đốc, vâng theo lời dạy.
Nền văn hóa đã cùng chung làm một, cửa thành đóng kín
an vui, người dân được ấm no, khắp nơi làng mạc đồng lúa xanh tươi, dân lang
thang có được nhà ở, phát quang cây cối để trồng dâu, dệt gai, khói lửa bốc
lên, cùng với huyện kế bên sống sung túc đầy đủ.
Thần vâng lệnh vua siêng năng cần mẫn, họp dân lập ấp,
một hướng song song với sông lớn, một hướng thẳng đến Sóc Vinh, một hướng ngay
đến Lò Gò. Tùy theo địa thế mà họp lại thành làng xóm, khai khẩn ruộng vườn.
Tuy muôn phần chưa vừa lòng được một, nhưng giờ nhìn lại đã thấy khác hẳn so
với lúc xưa.
Từ ngày cỏ gai đã được dọn sạch, lộ ra nền đá ở chân
núi trắng phao, núi này đã trở nên tươi đẹp, sừng sửng vươn lên. Ngắm dòng nước
biếc vượt bờ cao, vườn cây bao quanh chân núi, khói cuộn giữa sương mù, chùa
miếu tựa vào vách núi, hương tỏa mây lồng, thật không kém gì cảnh đẹp ở trung châu
vậy !
Vâng lệnh vua vẽ họa đồ dâng lên, mong được soi xét.
Năm trước thần phụng mạng trông nom việc đào kinh Đông Xuyên, vua đã lấy tước
danh của thần đặt tên kinh bên cạnh tên của núi Sập đặt lại thành Thoại Sơn.
Nay lại xét đến lòng của thần, siêng năng trong công việc. Vợ của thần là Châu
thị Tế là người tài đức, lễ giáo, giúp chồng chăm lo việc nhà, ruộng nương để
cho thần được yên tâm, nên vua ban tên cho núi Sam là Vĩnh Tế Sơn.
Người nhờ núi nêu tên mà trâm tóc vẻ vang, nhờ ơn vua
gội rửa. Núi do người được vinh danh mà cỏ hoa tươi tốt, ơn vua càng thêm thấm
nhuần.
Đầu óc thần được mở rộng tầm nhìn, hiểu biết về núi
này được tăng lên, chừng như lão thần vừa gặp được duyên may. Nếu không, vì sao
mà ngọn núi này linh thiêng như thế ?
Đến lúc vợ nhà (30) đã xong duyên nghiệp, rủ sạch buồn
phiền, về nơi cõi khác thì hình hài sẽ được yên nghĩ nơi ngọn núi này.
Đất mang tên họ, núi mang tên người (31) “Sống gởi,
thác về”. Thế mới biết duyên nợ ba sinh từ kiếp trước. Thật là nhờ vào hồng
phúc tạo nên thành tựu này, há có phải tầm thường mà nhận được vinh dự này đâu.
Đến nay, sáng sớm sương tan, bóng chiều ráng rọi, cây
cối rậm rạp tươi xanh, ngọn cỏ nhuộm màu xanh biếc, trên đường sạch bụi, lên
cao ngắm về nơi xa, dòng sông uốn khúc như giải lụa trắng. Ngư ông buông chèo
ngắm cảnh, chỉ về ngọn núi bảo nhau : “Kia là núi Vĩnh Tế do vua ban đó”.
Phải chăng ngọn núi do người mà lưu truyền lại ? Hay
người nhờ núi mà được lưu danh ? Đó là nhờ ơn đức cao dày của Hoàng Gia ban
cho, sâu thẳm khôn cùng vậy. Thần cẩn thận ghi chép lại.
Lệnh ban xuống vào năm thứ 9 (32) nhằm năm Mậu Tý,
thuộc sao Trứ Ung và Khốn Đôn, tiết thu phân.
Khâm Sai Thống Chế Án Thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo Hộ
Cao Miên Quốc Ấn, Kiêm quản Hà Tiên Trấn Biên Vụ, được gia phong cấp bậc hàm
Nhị Phẩm lần thứ tư (33) Thoại Ngọc Hầu làm ra.
Cựu thần triều Lê trúng tuyển (34) Võ Tam Hà giúp biên
soạn.
Cựu thần triều Lê Tô Giang Nguyễn văn Phủ giúp viết
ra.
………
Vân Vũ bàn bạc, góp ý.
* GHI CHÚ:
(1) Trong bản Hán văn chữ 結gồm
bộ mịch và chữ cát đọc là “kết”. Nếu đọc là kiết dễ lầm lẫn với chữ 吉đọc
là “kiết” theo âm miền Nam.
(2) Chữ “trì” (遲) nghĩa là chậm chạp,
thong thả không có bộ mộc 木 như trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu từ bản
của Tú Tài Trần Hữu Thường. Trong bản in của hội Nghiên cứu Đông Dương về núi
Vĩnh Tế Sơn (Publications De la Sosiété des Études Indo-Chinoises Inscription
de la Montagne de Vinh-Te) xuất bản năm 1905 thì ghi là chữ 迟cũng đồng nghĩa với chữ 遲 trên
(không có bộ mộc).
(3) Trong bản chép lại của ông Nguyễn văn Hầu thiếu
mất chữ “tập” 習 này so với bản của hội Nghiên cứu Đông Dương in.
(4) Chữ 旌 trong bản Hán văn đọc là “tinh”
chứ không thể đọc là “sanh”.
(5) Chữ 陬 trong bản Hán văn đọc là “tưu”
chứ không thể đọc là “tựu”.
(6) Trong bản của hội nghiên cứu Đông Dương ghi là “kinh”
(陘), nhưng trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu ghi
là “nghiêm” (嚴) , theo nghĩa chọn chữ “nghiêm” chính xác hơn.
(7) Chữ 獠 trong bản Hán văn
đọc là “lão” chỉ dân tộc thiểu số còn lạc hậu . Ở đây Thoại Ngọc Hầu ám chỉ
người Chăm sống ở An Giang có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam bị chúa Nguyễn
đánh đuổi chạy sang Chân Lạp. Do đụng chạm với người Chân Lạp nên họ bị đàn áp
dã man. Sau đó họ theo Nguyễn Cư Trinh về định cư tại An Giang. Người Lào chưa
từng sống ở vùng An Giang. Thoại Ngọc Hầu đã từng đi sứ sang Lào (còn gọi là
Lão Qua) nên rất rõ điều này.
(8) Chữ 巖 trong bảng Hán văn
đọc là “nham” chứ không đọc là “tòng”.
(9) Trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu ghi rõ
Thần Thoại Ngọc Hầu bổn lãnh…
(臣瑞玉矦本領保護) nhưng trong bản của hội nghiên cứu Đông Dương thiếu
mất chữ Hầu còn chữ 本 lại thay bằng chữ “phụng” 奉.
(10) Chữ “thế” trong văn bia là chữ Nôm chứ không phải
chữ 势 như trong sách đã
ghi. Chữ Nôm này ngày nay ít được dùng.
(11) Sóc Vinh và Lò Gò là tên địa danh bằng chữ Nôm. Tên
chữ Hán của Lò Gò là Lô Khu. Nếu dùng chữ này thì không ai biết được.
(12) Trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương thiếu chữ
“chi” (之)so với bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu.
(13) Trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu không
có chữ “yên” (焉)như trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương.
(14) Trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương ghi là
“chẩm” (枕), nhưng trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu lại
ghi là “án” (按).
(15) Trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương ghi là “lãnh”
(嶺) nhưng trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu lại
là “điên” 巓 . Hai chữ này đồng nghĩa như nhau.
(16)Trong bản chép tay của ông Nguyễn văn Hầu là chữ “dịch”
(役) trong khi bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương ghi là
chữ “hậu” (後) . Theo nghĩa thì chữ “dịch” đúng hơn chữ “hậu”.
(17) Chữ 勗 đọc là “trợ” chứ
không phải là “húc”
(18) Chữ 眺 trong bản Hán văn
đọc là “thiếu” chứ không đọc là “diêu”.
(19) Trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu ghi là “thao
cụ” (弢具) chính xác hơn chữ “bị tổ” (被祖)
không có nghĩa trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương.
(20) Chữ “năng” (能) trong bản chép tay
của ông Nguyễn Văn Hầu chính xác hơn là chữ “hóa” (化)
trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương.
(21) Trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương không có
chữ “chi” (之) này.
(22) Chữ “thiên” (芊) trong bản chép tay
của ông Nguyễn Văn Hầu chính xác hơn chữ “can” (竿)
bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương.
(23) Chữ 芪 trong bản Hán văn
đọc là “kì” chứ không đọc là “miên”.
(24) Chữ 磴 trong bản Hán văn
đọc là “đặng” chứ không đọc là “đẳng”.
(25) Trong bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương không có
chữ “phân” (分) này.
26) Chữ 困 trong bản Hán văn
đọc là “khốn” chứ không đọc là “khổn”.
(27) Những chữ (Hữu cựu Lê triều viên tử Tô Giang
Nguyễn Chung Phủ thừa tả) trên bản của chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu không có
do nét chữ đã mờ không đọc được. Do bản của hội Nghiên Cứu Đông Dương chép
trước nên mới thể hiện được những chữ này.
(28) Còn vài chữ trên chữ “Vân Vũ thừa ngôn” đã bị mờ
không thể nhận ra được. Trước đây do chụp bằng máy ảnh cơ nên không thấy rõ
nét. Hiện nay nhờ chụp bằng máy ảnh số về phóng đại lên nên mới nhìn rõ chữ.
(29) Chữ “Phiên” 番 chỉ nước Cao Miên đang lệ
thuộc vào Việt Nam.
(30) Từ “đãi nữ” ám chỉ vợ của Thoại Ngọc Hầu là bà
Châu thị Tế chứ không chỉ phụ nữ chung chung.
(31) Ở đây Thoại Ngọc Hầu cho rằng từ Châu Đốc là lấy
họ Châu của bà Châu thị Tế nhưng thật ra đây là một từ Khmer đã được Việt hóa.
(32) Năm thứ 9 của vua Minh Mạng là năm 1828 (Mậu Tí
theo âm lịch).
(33) Sau khi đào kinh Vĩnh Tế Nguyễn Văn Thoại được
vua phong chức Ngọc Hầu nên có tên là Thoại Ngọc Hầu, ngạch Chánh nhị phẩm.
(34) Trong bản của hội Nghiên cứu Đông Dương ghi đầy
đủ những chữ mà trong bản chép tay của ông Nguyễn Văn Hầu còn thiếu chức vị của
những thư lại đã giúp việc soạn thảo văn bia này. Chỉ thiếu có 4 chữ “…Vân Vũ
thừa ngôn” mà trên văn bia còn giữ lại được. Nhờ máy ảnh kỹ thuật số có độ phân
giải cao mới đọc được 4 chữ này.
Những chữ phiên âm đã được hiệu chỉnh lại khi đối
chiếu với bản phiên âm trong quyển sách “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá
miền Hậu Giang” của ông Nguyễn Văn Hầu do nhà xuất bản Hương Sen năm 1972 và
nhà xuất bản Trẻ tái bản vào năm 2006. Có một số chữ sai lệch về phiên âm, và
chữ Hán vì trên bia có một số từ ghi bằng chữ Nôm chứ không phải là chữ Hán.
Ngoài ra tại thời điểm xuất bản tạp chí Hương Sen, bản chữ Hán được viết bằng
tay nên đôi lúc chữ nhìn không rõ nét. Lần tái bản sau mặc dầu được số hóa
nhưng không sao tránh khỏi một vài sai sót cần phải hiệu chỉnh lại. Một tài
liệu khác để tham khảo trong bài viết này là ấn phẩm của hội Nghiên cứu Đông
Dương (Publication de la Société des Études Indo-Chinoises) bản chữ Hán do ông
Trần Văn Hanh dịch và chữ Pháp với tựa đề Inscription de la Montagne de Vinh-Te
in tại Sài Gòn năm 1905. Sau khi dịch bản này mới biết rằng người Pháp đã sao
chép và dịch tài liệu về bia Vĩnh Tế Sơn này trước ông Nguyễn Văn Hầu 50 năm và
được lưu trữ tại viện Viễn Đông Bác Cổ Sài Gòn. Sau này nó được lưu trữ tại
Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia 2 tại TP Hồ Chí Minh. Hai bản này đều là chép tay từ
bản của Tú Tài Trần Hữu Thường. Nhờ đối chiếu qua 2 bản dịch này tôi mới hiệu
chỉnh lại những chỗ chưa chính xác do chép tay từ bản này sang bản khác. Ngoài
ra còn có hiệu chỉnh lại một số nội dung qua việc khảo sát bia văn trên bia Vĩnh
Tế Sơn tại lăng Thoại Ngọc Hầu phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An
Giang.
Biên dịch xong ngày 15 tháng 12 năm 2016
Người dịch: LÂM THANH QUANG
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét